Chuối xanh, vàng, trứng cuốc hay chuối nâu, loại nào tốt cho sức khỏe?
Chuối ở mỗi giai đoạn chín khác nhau sẽ có hương vị, thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe tương đối khác nhau..... (Pixabay)
Chuối ở mỗi giai đoạn chín khác nhau sẽ có hương vị, thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe tương đối khác nhau...
Chuối là loại trái cây phổ biến nhất trong các loại quả vùng nhiệt đới. Riêng sở thích ăn chuối thôi cũng đa dạng: có người thích chuối xanh giàu tinh bột và chất xơ, người thích vị ngọt của chuối trứng cuốc, người lại thích vị ngọt đậm của chuối nâu đã chín rục.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết độ chín của chuối ảnh hưởng thế nào đến hàm lượng dinh dưỡng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, hương vị và dinh dưỡng của chuối sẽ có những lợi ích khác nhau.
1. Chuối xanh
Đặc trưng của chuối xanh là chứa nhiều tinh bột hơn chuối chín, do đó nó ít ngọt hơn. Chuối chưa chín còn có chứa kháng tinh bột, hoạt động giống như một chất xơ trong cơ thể. Hàm lượng chất xơ cao hơn cũng cũng giúp bạn no lâu hơn. Nói tóm lại, chuối xanh có thể hỗ trợ việc giảm cân được nhanh hơn.
Chuối xanh cũng rất tốt để nuôi dưỡng hệ sinh vật đường ruột được khỏe mạnh. Chính nhờ chuối xanh hơi khó tiêu với hàm lượng tinh bột cao nên lợi khuẩn mới có nơi nương tựa.
Một điều rất đáng chú ý là chuối xanh có chỉ số đường thấp. Khi chuối chín, hàm lượng carbohydrate của chúng thay đổi, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường đơn. Tinh bột trong chuối xanh chiếm tới 70-80%, còn chuối chín thì chỉ có 1% tinh bột. Adda Bjarnadottir là chuyên gia dinh dưỡng và là cộng tác viên của Healthline cho biết điều này sẽ giúp điều chỉnh lượng đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời như dopamine và catechins. Các chất này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ bệnh thoái hóa và bệnh tim. Mặt khác, giống như chuối ở tất cả các giai đoạn chín, chuối vàng có chứa rất nhiều kali, rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và sức khỏe của thận.
Trong một nghiên cứu kéo dài 13 năm, những phụ nữ ăn chuối 2-3 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn 33%, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy những người ăn chuối 4-6 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn 50%.
Rất nhiều người thích ăn chuối khi vỏ của nó bắt đầu xuất hiện những đốm nâu. Lúc này, chuối thậm chí chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn, nhưng lượng đường cũng nhiều hơn. Lượng đường đơn nhiều khiến chúng trở nên rất dễ để tiêu hóa. Nhưng quan trọng nhất, chuối ở giai đoạn này được các nhà khoa học tìm thấy đặc tính chống ung thư.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản từ Đại học Teikyo đã phát hiện ra rằng chúng chứa yếu tố gây hoại tử đối với khối u (TNF) cao gấp 8 lần. Nói cách khác, chuối trứng cuốc có tác dụng phá vỡ các tế bào khối u trong cơ thể - so với chuối chưa chín.
4. Chuối nâu
Chuối nâu hay chuối chín rục có vị ngọt đậm nhất trong tất cả các giai đoạn. Không những thế, khi chúng trở nên nâu hơn, mức độ chống oxy hóa của chúng cũng là cao nhất. Để có thể sử dụng chuối nâu được tối ưu, thay vì ăn cả quả, hãy để chúng tô vị thêm cho món sinh tố.
Ngoài ra, giá trị của chuối nâu còn nằm ở vỏ chuối. Thay vì vứt vỏ chuối nâu, hãy cất chúng vào tủ đông để dự trữ, sau đó biến chúng thành một chất tăng hương vị rất tiện dụng.
Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên nhớ rằng hầu như tất cả các chất kháng tinh bột trong chuối xanh đều được chuyển hóa thành đường, nên vẫn cần ăn vừa phải.
Bài viết này chỉ dành cho mục đích thông tin và không thay thế cho lời khuyên y tế chuyên nghiệp.
Khai Tâm - Theo The Epoch Times.
Chuối nâu hay chuối chín rục có vị ngọt đậm nhất trong tất cả các giai đoạn. Không những thế, khi chúng trở nên nâu hơn, mức độ chống oxy hóa của chúng cũng là cao nhất. Để có thể sử dụng chuối nâu được tối ưu, thay vì ăn cả quả, hãy để chúng tô vị thêm cho món sinh tố.
Ngoài ra, giá trị của chuối nâu còn nằm ở vỏ chuối. Thay vì vứt vỏ chuối nâu, hãy cất chúng vào tủ đông để dự trữ, sau đó biến chúng thành một chất tăng hương vị rất tiện dụng.
Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên nhớ rằng hầu như tất cả các chất kháng tinh bột trong chuối xanh đều được chuyển hóa thành đường, nên vẫn cần ăn vừa phải.
Bài viết này chỉ dành cho mục đích thông tin và không thay thế cho lời khuyên y tế chuyên nghiệp.
Khai Tâm - Theo The Epoch Times.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét