- Bỏ bữa có chủ ý & những lợi ích

TTO - Một nghiên cứu mới ở Mỹ gợi ý rằng nhịn ăn từ 16-18 tiếng mỗi ngày có thể là chìa khóa giúp chữa nhiều loại bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. 
Bỏ bữa có chủ  ý, thực hư ra sao?
Mặc dù chưa có nghiên cứu trên cơ thể người về vấn đề này, nhưng nghiên cứu trên chuột cho thấy IF làm cho chuột cái gầy gò, nam tính hơn và làm lỡ chu kỳ kinh nguyệt.
Có nhiều báo cáo việc phụ nữ bị mất kinh khi họ áp dụng IF, sau đó lại trở lại bình thường khi họ bỏ IF. 
Trong bài viết khoa học mới đăng trên Tạp chí y khoa The New England Journal of Medicine, một nhóm học giả người Mỹ đã dày công tìm hiểu các nghiên cứu trên người và động vật nhiều năm qua và gợi ý rằng việc nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm huyết áp, hỗ trợ giảm cân và cải thiện tuổi thọ.

Theo Đài CNN, báo cáo này có thể trở thành bản chỉ dẫn để các bác sĩ khuyến nghị nhịn ăn như một phương pháp phòng ngừa/điều trị nhiều loại bệnh như béo phì, ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch...

Tác giả chính của báo cáo là ông Mark Mattson - giáo sư thần kinh học thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Trong nghiên cứu, ông tập trung vào 2 chế độ ăn chính:
- Nhịn ăn theo khung giờ trong ngày (ăn trong 6-8 tiếng mỗi ngày, nhịn ăn 16-18 tiếng).

- Chế độ nhịn ăn 5:2 (nhịn ăn 2 ngày mỗi tuần, chỉ nạp tối đa 500 calo trong ngày nhịn ăn).

Nhịn ăn gián đoạn tác động ra sao lên cơ thể?
Các nghiên cứu trên loài gặm nhấm và người lớn thừa cân cho thấy phương pháp nhịn ăn gián đoạn cải thiện sức khỏe nói chung, nhưng người ta chưa rõ đây là lợi ích gián tiếp từ việc giảm cân hay bản thân chế độ ăn.

Theo GS. Mattson, việc luân phiên giữa nhịn ăn và ăn bình thường có thể cải thiện sức khỏe tế bào thông qua việc kích hoạt chuyển hóa trao đổi chất. Theo đó, tế bào sẽ dùng hết năng lượng dự trữ, chuyển hóa mỡ thành năng lượng thay vì tích trữ mỡ.

Một nghiên cứu nhỏ hồi năm 2018 phát hiện 3 bệnh nhân nam bị tiểu đường tuýp 2 có thể ngừng nạp insulin sau khi giảm cân nhờ nhịn ăn gián đoạn - điều này trái ngược với niềm tin rằng bệnh tiểu đường là không thể chữa.

Còn trong một nghiên cứu khác cũng có sự tham gia của GS. Mattson, họ quan sát thấy trao đổi chất thay đổi còn cải thiện khả năng chống stress bằng cách tối ưu hóa chức năng não và khả biến thần kinh ở người lớn.

Điều cần lưu ý là hiệu quả của nhịn ăn còn tùy thuộc vào chất lượng dinh dưỡng (khi ăn). Dẫn ví dụ người dân đảo Okinawa ở Nhật, nghiên cứu cho rằng chế độ ăn ít calo, giàu dinh dưỡng cộng với nhịn ăn gián đoạn giúp họ sống lâu có tiếng.

Nhịn ăn gián đoạn là phương pháp rất khó theo đuổi đối với nhiều người. Cần phải ăn đủ chất mới được nhịn ăn - Ảnh: New Atlas

Những khó khăn và hạn chế
Những tác động lâu dài của nhịn ăn gián đoạn cần phải được nghiên cứu thêm, các dữ liệu hiện có còn tương đối hạn chế.

Các nghiên cứu lâm sàng tập trung chủ yếu vào nhóm người trẻ thừa cân, người lớn độ tuổi trung niên, do đó các lợi ích không thể nói là tương tự đối với các nhóm khác, theo các nhà khoa học.

Bên cạnh đó, GS. Mattson giải thích thói quen của hầu hết người Mỹ (và nhiều nước thên thế giới) là ăn 3 bữa mỗi ngày, có thể thêm cả ăn vặt, do đó các bác sĩ cân nhắc giải pháp nhịn ăn để chữa bệnh.

Do nghiên cứu này còn khá mới, nhóm khoa học khuyến nghị các bác sĩ theo dõi sát bệnh nhân trong suốt quá trình nhịn ăn gián đoạn, nên chuyển đổi từ từ để cơ thể làm quen thay vì nhịn ăn ngay lập tức.

Trong thời gian đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đói bụng, khó chịu và khó tập trung. Có đến 40% người tham gia bỏ cuộc trong một nghiên cứu về nhịn ăn gián đoạn của Hiệp hội Y khoa Mỹ hồi năm 2017.

"Theo bản năng, con người hay tự thưởng cho mình sau một công việc khó nhọc. Họ có nguy cơ sa vào thói quen ăn uống không lành mạnh trong những ngày không nhịn ăn" - TS Frank Hu, Trường Sức khỏe cộng đồng (ĐH Harvard), lưu ý.

PHÚC LONG


Bài viêt được dịch từ: https://www.healthline.com/nutrition/intermittent-fasting-guide#section11 (Dành cho các bạn hiểu biết về khoa học, yêu nghiên cứu thì link trên có đầy đủ dường dẫn đến các tài liệu tham khảo khác, không nói suông, chém gió)


Thế nào là nhịn ăn gián đoạn? 
Nhịn ăn gián đoạn là thuật ngữ để mô tả chu kỳ ăn (eating) và nhịn ăn (fasting). Phương pháp này không đề cập đến vấn đề khuyên các bạn phải ăn loại đồ ăn gì, mà chỉ đề cập đến vấn đề khi nào các bạn nên ăn chúng.
Loài người đã thực hiện việc nhịn ăn gián đoạn trong suốt quá trình tiến hóa của mình. Các bạn thử nghĩ xem, tổ tiên chúng ta từ thời hái lượm - săn bắn làm gì có tủ lạnh, có siêu thị để mua đồ ăn khi đói? Do đó, cơ thể họ phải tự làm quen và thích nghi với việc sống mà không có đồ ăn trong một thời gian dài. 
Việc nhịn ăn gián đoạn đã trở thành một phần trong các tôn giáo lớn: đạo Hồi, Kitô giáo, Do Thái và cả Phật giáo. Thế nên việc nhịn ăn gián đoạn có vẻ “tự nhiên” hơn là việc ăn 3, 4 thậm chí 6 bữa ăn nhỏ trong 1 ngày theo các bạn hay được nghe trên tivi.

Làm sao để nhịn ăn gián đoạn?
IF đang dần phổ biến vài năm trở lại đây, và khá nhiều phương pháp nhịn ăn gián đoạn đang được sử dụng. Tất cả các phương pháp trên đều liên quan đến việc chia tách thời gian giữa việc ăn (eating) và nhịn đói (fasting). Trong thời gian nhịn ăn (fasting: trên 12 tiếng) bạn hầu như không ăn gì cả (chỉ uống nước lọc, việc uống nước lọc là rất cần thiết trong giai đoạn nhịn ăn).

Các phương pháp IF phổ biến:
1. Phương pháp 16/8: có tên gọi khác là Leangains, phương pháp này liên quan đến việc bạn sẽ bỏ 1 trong 3 bữa ăn (mình chọn bỏ bữa sáng), và giới hạn thời gian ăn (nạp năng lượng) xuống còn 8 tiếng. Ví dụ: thời gian ăn của mình từ 12h đến 20h, sau đó nhịn một mạch từ 20h đến 12h ngày hôm sau.

2. Phương pháp Eat-Stop-Eat: phương pháp này bạn cần nhịn ăn liên tục 24h, thực hiện 1 hoặc 2 lần trong 1 tuần. Ví dụ: ăn bữa tối ngày hôm trước, và đến bữa tối ngày hôm sau mới ăn tiếp (khá là hardcore đấy)

3. Phương pháp 5:2 Diet: vào 2 ngày không liên tục trong tuần, chỉ ăn từ 500-600 calo. Ăn bình thường trong 5 ngày còn lại (Phương pháp này mình chưa thực nghiệm, các bạn tìm thêm trên trên Google nhé)

Bằng cách làm bạn nạp ít calo hơn, tất cả các phương pháp trên đều giúp bạn giảm cân, với điều kiện là không ăn bù nhiều hơn trong giai đoạn nạp calo (eating). 

Đối với bản thân mình (và cả tác giả viết bài này) thì phương pháp 16/8 rất dễ thực hiện, đơn giản và bền vững để gắn bó lâu dài, đây cũng là phương pháp phổ biến nhất.

Việc nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng như thế nào đến tế bào và hóc môn của các bạn?
Khi bạn trong quá trình nhịn ăn (fasting), một vài điều xảy ra trong cơ thể bạn ở cấp tế bào, và phân tử:
Ví dụ: cơ thể sẽ tự thay đổi mức độ hóc môn để giúp khối lượng mỡ được tích trữ trong cơ thể dễ dàng được đem ra sử dụng.

Dưới đây là một số thay đổi xảy ra trong cơ thể bạn trong quá trình fasting:
Hóc môn tăng trưởng (HGH): Mức độ hóc môn tăng mạnh, gấp 5 lần bình thường. Điều này rất tốt cho việc giảm mỡ và tăng cơ .

Insulin: độ nhạy insulin ở mức cao và mức insulin giảm đáng kể. Lượng insulin giảm làm cho lượng mỡ được trữ trong cơ thể dễ dàng được mang ra sử dụng hơn.

Sửa chữa tế bào: khi nhịn ăn, các tế bào bắt đầu quá trình tự sửa chữa. Bao gồm cơ chế: autophagy – nơi các tế bào bắt đầu tiêu hóa và loại bỏ các protein cũ, cơ chế này hoạt động ngay bên trong các tế bào (xem thêm về nghiên cứu của giáo sư Yoshinori Ohsumi, nghiên cứu đã đoạt giải Nobel về y học năm 2016).

Biểu hiện gene (Gene expression): có sự thay đổi trong chức năng của các gen liên quan đến tuổi thọ và hệ miễn dịch.

Nhịn ăn gián đoạn là công cụ cực tốt cho việc giảm cân!
Giảm cân luôn là lý do chung mà mọi người tìm đến phương pháp nhịn ăn gián đoạn.
Bằng cách bạn ăn ít bữa hơn, đồng nghĩa với việc lượng calo được nạp vào cơ thể sẽ ít đi.

IF giúp làm thay đổi mức hóc môn trong cơ thể để tạo điều kiện cho việc giảm cân.
Ngoài việc làm giảm lượng insulin và tăng lượng hóc môn tăng trưởng (HGH), IF còn làm tăng hóc môn đốt cháy chất béo (noradrenaline). Do có những thay đổi về hóc môn, nên nhịn ăn trong thời gian ngắn có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất (metabolic) lên 3.6 – 14%.

Trong một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng IF có thể giúp giảm 3-8% cân nặng trong 3-24 tuần. Đây thực sự là con số ấn tượng trong các nghiên cứu về giảm cân. (Không có chuyện giảm cân thần tốc, có giảm thì chỉ giảm nước, giảm chất thải trong bụng đi thôi, mỡ vẩn ở lại nhé =)) )

Theo nghiên cứu này chỉ ra thì các đối tượng được nghiên cứu cũng mất 4-7% chu vi vòng eo của họ. Điều này cho thấy rằng họ đã mất số lượng chất béo có hại được tích tụ trong các cơ quan nội tạng, những thứ gây ra bệnh tật cho bản thân.

Ngoài ra có nghiên cứu chỉ ra rằng, việc áp dụng IF làm mất ít cơ bắp hơn các phương pháp giảm liên tục lượng calo nạp vào cơ thể.

Nên nhớ rằng lý do chính của việc IF là giúp bạn nạp ít calo hơn, nên việc bạn ăn số lượng calo nhiều hơn trong giai đoạn nạp (eating) sẽ không giúp gì cho việc giảm cân.
IF có thể làm tăng quá trình trao đổi chất, việc này giúp bạn ăn ít hơn, và là cách hiệu quả để giảm mỡ cơ thể và mỡ bụng.

Các lợi ích khác của việc nhịn ăn gián đoạn.
Nhiều nghiên cứu về IF đã được thực hiện trên động vật và cơ thể người.
Những nghiên cứu này chỉ ra lợi ích rất lớn của IF trong việc kiểm soát cân nặng và cải thiển sức khỏe cơ thể, trí não, việc này có thể sẽ giúp bạn sống lâu hơn.

Một vài lợi ích đối với sức khỏe khi áp dụng IF:
Giảm cân: IF giúp bạn giảm mỡ nội tạng, mỡ vùng bụng mà không phải hạn chế việc nạp calo liên tục (consciously restrict calories).

Kháng insulin: IF có thể làm giảm việc kháng insulin, giảm lượng đường trong máu từ 3-6%, mức insulin lúc đói giảm 20-31%, việc này giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

Viêm nhiễm: một số nghiên cứu cho thấy việc giảm các dấu hiệu viêm nhiễm, nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh mãn tính.

Sức khỏe tim mạch: IF có thể làm giảm LDL cholesterol, triglycerides trong máu, các dấu hiệu viêm nhiễm, đường huyết, kháng insulin, tất cả đều là các nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch.

Ung thư: các nghiên cứu trên động vật cho thấy IF có thể ngăn ngừa ung thư.

Sức khỏe trí não: IF làm tăng loại hóc môn não có tên BDNF, loại hóc môn này có thể giúp phát triển tế bào thần kinh mới, và nó cũng giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Chống lão hóa: IF làm kéo dài tuổi thọ ở chuột, những chú chuột được áp dụng phương pháp IF sống lâu hơn 36-83% so với các con khác. 

Lưu ý: Những nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn đầu, rất nhiều nghiên cứu nhỏ, và ngắn hạn, hoặc chỉ được tiến hành trên động vật. 
Tóm gọn: IF mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể bạn cũng như trí não. Nó giúp bạn giảm cân, kiểm soát cân nặng, có thể ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2, bệnh liên quan tim mạch và ung thư. IF còn giúp bạn sống lâu hơn.

Nhịn ăn gián đoạn giúp đơn giản hóa lối sống lành mạnh của bạn.
Ăn uống lành mạnh rất dễ thực hiện, nhưng rất khó để duy trì lâu dài. Một trong những trở ngại chính đó là bạn cần lập kế hoạch, nấu các bữa ăn, và dọn dẹp chúng. IF giải quyết vấn đề bằng cách giúp bạn ít phải chuẩn bị các bữa ăn hơn (ăn ít đi thì chuẩn bị cũng ít đi).

Một vài lưu ý trước khi thực hiện nhịn ăn gián đoạn: (Những người thiếu cân, có tiểu sử rối loạn tiêu hóa).
Có vài bằng chứng cho rằng IF không có lợi cho phụ nữ như cách nó mang lại lợi ích cho nam giới.
Một nghiên cứu cho thấy IF giúp cải thiện tăng độ nhạy insulin ở nam giới, nhưng làm việc kiểm soát lượng đường trong máu phụ nữ trở nên tồi tệ hơn.

Mặc dù chưa có nghiên cứu trên cơ thể người về vấn đề này, nhưng nghiên cứu trên chuột cho thấy IF làm cho chuột cái gầy gò, nam tính hơn và làm lỡ chu kỳ kinh nguyệt.
Có nhiều báo cáo việc phụ nữ bị mất kinh khi họ áp dụng IF, sau đó lại trở lại bình thường khi họ bỏ IF. 

Vì những lý do trên, phụ nữ nên cẩn thận khi áp dụng IF, áp dụng từ từ, khi có dấu hiệu liên quan đến việc mất kinh nguyệt thì nên dừng lại.

Nếu bạn đang có ý định sinh em bé, thì nên cân nhắc việc áp dụng IF, đây có thể là việc không nên làm khi bạn đang cố gắng mang thai, mang thai hoặc cho con bú.

P/S: vợ mình đã áp dụng IF được 6 tháng, và mọi thứ đều diễn ra bình thường, không vấn đề gì liên quan đến sức khỏe cả. Hãy tự tin áp dụng trên chính cơ thể mình, nếu thấy không hợp, xin đừng cố gắng chạy theo nó.

Lưu ý an toàn, và các tác dụng phụ của IF. 
Bạn có thể cảm thấy mình yếu đi và não của bạn sẽ hoạt động không tốt như mọi ngày.
Điều này chỉ là tạm thời, sẽ mất 1 khoảng thời gian để cơ thể quen với lịch sinh hoạt mới (mình mất tầm 1 tuần để quen với các cơn sôi bụng, nhưng khi đã quen thì rất cảm thấy rất cool).

Nếu bạn đang trong giai đoạn chữa bệnh đặc biệt sau, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hành IF:
- Tiểu đường
- Gặp vấn đề với đường huyết
- Huyết áp thấp
- Đang chữa trị bằng thuốc (có đợt bị ốm dùng kháng sinh, mình vẫn nhịn ăn, thế mà lại thấy mau khỏe hơn :)) )
- Thiếu cân
- Có tiền sử rối loạn tiêu hóa (?)
- Phụ nữ đang muốn mang thai, đang mang thai, đang cho con bú.
- Có tiểu sử liên quan đến các vấn đề kinh nguyệt không ổn định.
Trừ tất cả những vấn đề trên, nhịn ăn gián đoạn là phương pháp khá toàn diện, nhiều mặt tích cực hơn tiêu cực (outstanding safety profile). Không có gì là quá “nguy hiểm” khi bạn chỉ không ăn trong thời gian ngắn trong khi cơ thể vẫn khỏe mạnh và vẫn được duy trì nguồn dinh dưỡng tổng thể.

Các câu hỏi thường gặp về IF.
1. Tôi có nên uống nước khi đang trong giai đoạn nhịn ăn?
Chắc chắn là có rồi. Bạn có thể uống nước lọc, cafe, trà hoặc các thức uống ko có calo khác, một chút ít sữa hoặc kem cũng chấp nhận được. Bản thân mình vẫn dùng 1 cốc cafe (sạch) vào mỗi buổi sáng, uống nước khi khát (trung bình gần 2 lít nước/ngày).

2. Bỏ bữa sáng thực sự có hại cho sức khỏe?
Không. Bữa sáng cũng chỉ như những bữa khác trong ngày. Nếu bạn tập gym thì bữa quan trọng nhất là bữa ăn sau buổi tập. Ví dụ về cô giáo dạy Văn cấp 3 của mình, 20 năm không ăn sáng, uống cafe, đi dạy học, cô vẫn rất trẻ và phong độ.

3. Tôi có thể dùng thực phẩm bổ sung (supplement) khi đang trong gian đoạn nhịn ăn?
Có. Tuy nhiên hãy chú ý 1 vài TPBS sẽ có tác dụng tốt khi dùng chung vs các bữa ăn.

4. Tôi có thể chơi thể thao khi đang trong giai đoạn nhịn ăn?
Hoàn toàn được. Bản thân đã từng nhịn ăn 16 tiếng và tập gym, mới đầu không quen, nhưng sau 1 vài buổi tập thì đâu lại vào đó. Có vài người khuyên nên dùng BCAA trước mỗi buổi tập.

5. Nhịn ăn có làm mất cơ bắp?
Tất cả các phương pháp giảm cân đều làm mất cơ, đó là lý do vì sao bạn vẫn phải tập tạ và giữ lượng protein nạp vào cơ thể ở mức cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp IF làm mất lượng cơ nạc ít hơn các phương pháp hạn chế calo thông thường.

6. Nhịn ăn có làm chậm quá trình trao đổi chất?
Không. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong giai đoạn nhịn ăn ngắn hạn (short-term) thực tế làm tăng quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, khi quá trình nhịn ăn kéo dài (trên 3 ngày) thì quá trình trao đổi chất sẽ giảm đáng kể.

7. Trẻ em có nên nhịn ăn?
Không phải là ý kiến hay.
Hướng dẫn nhịn ăn gián đoạn.
Có thể trong cuộc đời bạn từng nhịn ăn gián đoạn nhưng không hề để ý tới nó. Ví dụ như việc bạn ăn tối, và ngủ dậy muộn vào trưa hôm sau, như vậy là bạn đã thực hiện việc nhịn ăn nhiều hơn 16 tiếng.
Có nhiều người ăn uống theo bản năng, họ thực sự không hề thấy đói vào buổi sáng. Bản thân tác giả và mình thấy phương pháp 16/8 rất dễ thực hiện, và có thể thực hiện lâu dài. Tôi khuyên các bạn nên thực hiện cách này trước. Sau đó nếu đã quen thì có thể thử tiếp phương pháp khác như Eat-Stop-Eat, 5:2 Diet…

Một cách tiếp cận đơn giản hơn là bạn có thể bỏ qua bữa ăn nào đó khi bạn không cảm thấy đói, và lười nấu ăn.

Không nhất thiết phải tuân theo kế hoạch nhịn ăn nhất định nào đó, hãy biến nó thành phù hợp với bạn. Mình hay ăn tối cùng gia đình nên chọn bỏ bữa sáng, các bạn lười nấu cơm buổi tối thì có thể bỏ bữa tối…rất nhiều cách.

Tôi khuyên các bạn nên thử nghiệm bản thân, với các cách tiếp cận khác nhau, sau đó tìm ra cách tối ưu và phù hợp với thời gian biểu của mình nhất.

Ví dụ và kinh nghiệm về nhịn ăn của mình: 
- Chỉ ăn bữa trưa và bữa tối : từ 12h – 19h
- Nhịn từ 19h đến 12h hôm sau.
- Có thể linh động khi có tiệc tùng, ăn đêm với vợ, bạn bè…
- Các bạn có thể sắp xếp cho phù hợp, ví dụ bỏ bữa trưa, bữa tối, phù hợp vs thời khóa biểu của bản thân…
- Dùng đủ nước khi đang trong quá trình nhịn ăn (quan trọng)
- Làm bản thân luôn bận rộn, để không nghĩ đến cơn đói. Cơn đói chỉ đến 1 lúc, nếu vượt qua thì sẽ quên nó ngay thôi.

Tôi có nên thử nhịn ăn gián đoạn không nhỉ?
IF không phải là điều gì quá ghê gớm, mà ai cũng cần thực hiện theo. Đây chỉ là 1 trong vô vàn các phong cách sống khác nhau, miễn là nó cải thiện được sức khỏe của bạn. Không ăn thực phẩm chế biến sẵn, tập thể thao điều độ, ngủ đủ giấc là 3 yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi muốn cải thiện sức khỏe của mình.

Không có phương pháp ăn kiêng nào toàn diện, chỉ có phương pháp nào làm bạn thoải mái đầu óc, và theo đuổi nó được lâu bền nhất (no one-size-fits-all).

IF chỉ tuyệt vời đối với 1 số người, không phải cho tất cả. Chỉ có cách duy nhất là trải nghiệm, và thử xem IF có hợp với bạn không.

Nếu bạn cảm thấy tốt khi nhịn ăn, thì đây là phương pháp ăn uống bền vững nhất mà bạn đã tìm ra, và IF chính là vũ khí bí mật tiêu diệt lượng mỡ trong cơ thể, và cải thiện sức khỏe của bạn. Tôi đã thử và đã yêu IF, còn bạn thì sao? 

Trải nghiệm của bản thân:
Sau gần 2 năm áp dụng IF, bản thân rút ra được các lợi ích sau:
- Không phải lo nghĩ đến việc ăn sáng.
- Tiết kiệm tiền từ việc không ăn sáng/trưa/tối (ăn ít bữa hơn).
- Kiểm soát cân nặng (thích thì tăng, không thích thì giảm).
- Không bị những cơn đau dạ dày hành hạ (mặc dù trước khi áp dụng IF mình bị loét dạ dày khá nặng, phải điều trị bằng kháng sinh). Thế nên đừng sợ nhịn ăn làm đau dạ dày, mình nghĩ đau dạ dày đến từ áp lực công việc, stress từ mọi thứ hàng ngày trong cuộc sống là chủ yếu.
- Không bị hoa mắt chóng mặt mỗi khi gần đến giờ ăn trưa (điều này mình hay được nghe từ các bạn hay ăn sáng than phiền).
- Ít ốm vặt, có ốm thì cũng khỏe nhanh hơn.
- Đầu óc tập trung hơn vào các buổi sáng (khi đang trong giai đoạn fasting).

Tổng kết rút ra từ bản thân:
1. IF rất tốt cho sức khỏe, kết hợp thêm với thể thao nữa nhé, giảm cân nhưng đít với ngực teo tóp thì cũng ko được coi là đẹp.
2. Bữa sáng không quan trọng như lời đồn thổi, trừ 1 việc: ăn sáng rất ngon :)) mình vẫn hay ăn sáng vào cuối tuần cùng vợ con.
3. Thiếu ngủ, stress mới là việc đáng lo, thiếu ăn 1 bữa không làm bạn yếu đi (hoặc chết).

Chúc các bạn nhịn ăn vui vẻ. 
Happy Fasting !!!

 
=>https://runggoi.com/2021/01/31/hoi-dap-ve-phuong-phap-nhin-an-chua-benh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét