5 kiệt tác văn học Trung Quốc phải đọc một lần trong đời
Trải qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm nhưng những tiểu thuyết này vẫn giữ nguyên giá trị, trở thành kho tàng quý báu của tinh thần văn học Trung Quốc.
Là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa được La Quán Trung chắp bút vào khoảng thế kỉ 14. Thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử trường thiên gồm 120 chương hồi, Tam Quốc diễn nghĩa kể về thời kỳ hỗn loạn, cát cứ của các quốc gia từ năm 190 – 280.
Tam quốc diễn nghĩa
Không chỉ tóm lược những yếu tố lịch sử mà bộ tiểu thuyết còn khiến người đọc choáng ngợp bởi hệ thống nhân vật và tính cách rất riêng, rất đặc biệt mà không hề lẫn lộn. La Quán Trung khắc họa từng nhân vật lịch sử, dù là anh hùng hay gian hùng đều nuôi chí lớn, thống nhất thiên hạ, tạo nên một thời kỳ nơi những trí tuệ xuất sắc nhất tranh đấu và khẳng định bản thân. Đó là những trận chiến máu lửa, những mưu lược thâm sâu và sau nữa là sự khốn cùng của những người dân vô tội.
Đến nay, Tam Quốc diễn nghĩa được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được coi là một trong những kiệt tác văn học quan trọng của văn học thế giới.
Thủy Hử
Một trong Tứ đại danh tác khác của Trung Quốc đó là Thủy Hử của Thi Nại Am. Tác phẩm cũng xuất hiện cùng thời với Tam Quốc diễn nghĩa, do Thi Nại Am dựa trên những câu chuyện truyền miệng trong dân gian thời Tống, Nguyên. Theo đó, một nhóm người chống triểu đình bắt đầu hình thành, phát triển mạnh mẽ, cướp bóc. Họ còn được biết đến với tên gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Thủy Hử
Đến nay, dù có nhiều ý kiến khác nhau về tính chính xác cũng như cách nhìn khác nhau của các học giả, Thủy Hử vẫn xứng đáng là tác phẩm xuất sắc, ăn sâu và ảnh hưởng đến nền văn học Trung Quốc sau này.
Tây Du Ký
Tây du ký của Ngô Thừa Ân cũng là một trong Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc. Tác phẩm được ra mắt lần đầu tiên vào khoảng năm 1590. Đến ngày nay, Tây du ký là tác phẩm dễ hiểu nhất, dễ được lòng người đọc và gây ấn tượng nhất.
Tây Du Ký
Hành trình của bốn thầy trò Đường Tăng vượt muôn ngàn gian khổ để lấy được kinh cũng xuất hiện vô số lần trên truyền hình. Các tác phẩm liên quan cũng liên tục được làm mới, chuyển thể… và vẫn giữ sức hút khó cưỡng với những ai yêu mến tác phẩm thú vị này.
Hồng Lâu Mộng
Là tác phẩm sau cùng của Tứ đại danh tác, được sáng tác vào khoảng thế kỉ 18. Trải qua tuổi đời hàng trăm năm nhưng Hồng lâu mộng vẫn là một trong những cuốn sách giữ kỷ lục bán chạy nhất mọi thời đại khi được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ và hơn 100 triệu bản được tiêu thụ.
Hồng lâu mộng là bộ tiểu thuyết mô tả chân thực xã hội phong kiến Trung Quốc
Tác phẩm gồm 120 chương, 80 chương đầu tiên do Tào Tuyết Cần viết, 40 chương tiếp theo do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách. Qua câu chuyện của hai nhân vật Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc, tác phẩm gửi gắm những vấn đề như các vấn đề tư tưởng thời đại, tinh thần dân chủ, phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, những giáo điều lạc hậu… Hồng lâu mộng còn là khát vọng tìm kiếm hạnh phúc, bình đẳng và những lý tưởng cơ bản của con người.
Dù là tác phẩm văn học nhưng những giá trị, bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến Trung Quốc cũng khiến người đọc không thể bỏ qua tác phẩm này.
Liêu Trai Chí Dị
Bồ Tùng Linh với “Liêu Trai Chí Dị” của ông
Đầu thế kỷ 18, Trung Quốc xuất hiện một cuốn sách truyện ngắn hết sức nổi tiếng “Liêu Trai Chí Dị”. Tác giả Bồ Tùng Linh dùng phương pháp đặc biệt miêu tả hàng loạt câu chuyện về hồ ly tinh và quỷ quái.
Liêu trai hay cả truyện lẫn văn, không lạ gì nó được truyền tụng xưa nay, coi như một bộ đoản thiên tiểu thuyết đặc sắc nhất của Trung Quốc.
Chẳng riêng ở Á Đông, nhiều nước Âu Mỹ đã có bản dịch từ lâu. Một nhà phê bình không ngần ngại viết rằng:"Những câu chuyyện trong Liêu trai có giá trị làm bài học tu thân xử thế, há phải là loại đọc tiêu khiển cho người hiếu kỳ mà thôi".
Bồ Tùng Linh (1640-1715) là nhà văn đời Thanh Trung Quốc. Ông xuất thân trong gia đình thương nhân, cả cuộc đời sống bằng nghề dạy học. Bồ Tùng Linh cả cuộc đời sáng tác nhiều tác phẩm văn học, cuốn truyện ngắn “Liêu Trai Chí Dị” là tác phẩm tiêu biểu của ông.
Cuốn “Liêu Trai Chí Dị” cả thảy có 431 bài, trong đó truyện ngắn nhất chỉ có 200-300 chữ, truyện ngắn với khuôn khổ dài có hàng nghìn chữ. Tác giả dùng phương pháp đặc biệt kể câu chuyện hồ ly tinh và quỷ quái để phê phán sự ràng buộc và cứng nhắc của lễ giáo phong kiến cũng như cái thối nát của chế độ khoa cử, chủ trương cá tính tự do. Trong cuốn sách, tác phẩm miêu tả tình yêu được độc giả ưa thích nhất. Những câu chuyện tình yêu này đa số viết về loài người và hồ ly tinh hoặc quỷ quái yêu nhau, bày tỏ nguyện vọng thanh niên nam nữ phá vỡ sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
Con cáo trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị” đều xuất hiện với thân phận là thiếu nữ xinh đẹp hiền lành, trong đó, vai Tiểu Thúy trong truyện “Tiểu Thúy” nổi bật nhất. Truyện này có tình tiết khúc chiết, có sức hấp dẫn, tác giả dùng lối viết cao siêu xây dựng một hình tượng thiếu nữ ngây thơ, hiền lành, nhanh trí, được mọi người ưa thích. Trong phần cuối của câu chuyện, tác giả nói rõ cô Tiểu Thúy vốn là một con cáo con, vì mẹ nó từng lánh nạn ở nhà Vương Thái Thường, cho nên Tiểu Thúy biến thành hình dáng loài người để đền ơn nhà Vương.
Cũng là viết con cáo, trong truyện “Con cáo gả con gái”, Bồ Tùng Linh miêu tả trường hợp đầy tình cảm về gia đình con cáo gả con gái. Cả gia đình con cáo có phong độ tao nhã, coi một người bất ngờ xông vào nhà là quý khách để tiếp đón, khiến độc giả lãng quên mọi điều không may và trắc trở trong cuộc sống hiện thực.
Ngoài con cáo xinh đẹp ra, trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị” cũng có con cáo mặt mũi xấu xí mà tính tình hiền lành. Truyện “Con cáo xấu xí” kể về một con cáo xấu xí tài trợ cuộc sống của cả nhà thư sinh bần cùng. Sau khi có quần áo đẹp đẽ, nhà ở thoải mái, thư sinh này lại mời một đạo sĩ để xua đuổi con cáo xấu xí. Con cáo xấu xí hết sức căm phẫn trước hành vị vong ơn bội nghĩa của thư sinh, không những đòi về mọi thứ dành cho thư sinh, mà còn dùng quái vật trừng phạt thư sinh. Tác giả mượn truyện này để lên án những hành vi xấu của loài người.
Trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị” cũng có con cáo xinh đẹp mà tàn nhẫn. Trong truyện “Vẽ da”, con cáo mặc một chiếc da người đẹp đẽ, sống bằng hút máu người, tất nhiên cuối cùng con cáo này bị người giết chết.
Nói chung, trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị”, Bồ Tùng Linh đã miêu tả nhiều hình tượng phụ nữ với thân phận là “con cáo”, cho chúng một số phẩm chất tốt đẹp mà loài người không có.
Cuốn “Liêu Trai Chí Dị” là một tác phẩm bất hủ trong lịch sử văn học Trung Quốc. Hai trăm năm nay cuốn sách này được dịch sang 20 thứ tiếng ngoại ngữ, lưu truyền trên khắp thế giới. Không ít truyện trong đó được cải biên thành tác phẩm phim ảnh, được khán giả ưa thích.
Nội dung truyện mang đậm chất huyền huyễn, hư ảo với các nhân vật vô cùng phong phú từ thần tiên đến yêu ma, từ các loài vật hoang dã hung ác đến cây cỏ, khói mây… Tác giả gây ấn tượng ở chỗ, lấy câu chuyện để nói về thời cuộc, nói về sự bất mãn với chế độ và cả những mong muốn tình yêu thuần khiết của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét