- Nguồn gốc của dầu thực vật – Nó thật sự là rác!

Giáo sư Harvard gọi dầu dừa là chất độc tinh khiết

TPO - “Nếu bạn đang là tín đồ của dầu dừa, hãy nghĩ lại”. 

Đó là một trong những thông điệp được đưa ra từ loạt bài giảng trên kênh Youtube của Tiến sĩ Karin Michels thuộc Trường Y tế Công cộng, đại học Harvard.


Dầu dừa chứa 82% chất béo bão hòa,trong đó, hàm lượng chất béo bão hòa có hại lên tới 63%.

Cuộc nói chuyện bằng tiếng Đức dài 50 phút, có tựa đề “Dầu dừa và các thiếu hụt dinh dưỡng khác” đã làm lung lay niềm tin phổ biến cho rằng dầu dừa là siêu thực phẩm giảm béo, có ích cho não.

Theo bản dịch của Business Insider, giáo sư Harvard cho biết: "Dầu dừa là chất độc tinh khiết. Đó là một trong những loại thực phẩm tồi tệ nhất mà bạn có thể ăn".

Cảnh báo này có thể trở thành một cú sốc đối với những tín đồ vẫn thường sử dụng loại quả có cùi dày và béo ngậy này để nấu ăn và pha trộn nó vào tách cà phê buổi sáng của mình.

Những người yêu thích dừa thường cho rằng, dừa là đồ uống mang đến hiệu quả tức thời, và đặt cho nó cái tên "cà phê chống đạn", giúp kiềm chế cơn đói và thức tỉnh não ngay sau khi thức dậy.

Một số tín đồ của dừa thậm chí còn tin rằng, một thìa dầu dừa có thể ngăn ngừa viêm nướu và viêm xoang. Do đó nhiều người đã dành 10 phút mỗi ngày để súc miệng bằng dầu dừa.

Michels không phải là chuyên gia đầu tiên bác bỏ nhận định cho rằng dầu dừa là một món ăn kỳ diệu.

Vào tháng 6 năm ngoái, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều dầu dừa, sau khi một nghiên cứu phát hiện ra rằng tất cả các chất béo bão hòa - bất kể nguồn gốc nào – đều gây tổn hại đến sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu tương tự cũng đã chỉ ra rằng, không phải cái gì được chiết xuất từ cây cỏ đều tốt cho bạn. Dầu dừa chứa 82% chất béo bão hòa, nhiều hơn cả trong bơ. Trong đó, hàm lượng chất béo bão hòa gây tác hại lên tới 63%.

H.K (New York Post)
https://nld.com.vn/khoa-hoc/giao-su-harvard-goi-dau-dua-la-chat-doc-20180822181254293.htm

Dầu dừa có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn không?

(GDVN) - Dầu dừa được xem là "chất độc" cho sức khỏe tim mạch bởi nó chứa hơn 80% chất béo bão hòa.

Tuy nhiên, trong dầu dừa cũng có chứa các axit béo chuỗi trung bình (MCFA) được gọi là chất béo lành mạnh; chứa các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, có lợi cho điều trị các vấn đề về da như eczema và bệnh vẩy nến, để cải thiện hệ thần kinh...

Tuy nhiên, khi sử dụng cũng nên biết đến những tác dụng phụ của nó. Thậm chí, bà Karin Michels -Diáo sư tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) tuyên bố rằng, dầu dừa là "chất độc" cho sức khỏe tim mạch bởi dầu dừa chứa hơn 80% chất béo bão hòa.

Dầu dừa có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn không? (Ảnh: theo boldsky).

1. Gây mụn trứng cá
Nếu bạn đã sử dụng dầu dừa để giảm mụn, thì bạn nên dừng lại ngay bây giờ.

Sự hiện diện của axit lauric trong dầu dừa thường hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.

Điều này có hiệu quả nếu da của bạn không có dầu, nếu sử dụng nó trên da nhờn có thể gây mụn trứng cá hơn.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu khác pha trộn với dầu dừa để giảm mụn trứng cá.

2. Có thể gây hại cho tim

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tiêu thụ ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa là cách tốt nhất để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.

Và dầu dừa được biết là có nhiều chất béo bão hòa có thể gây hại cho tim của bạn bởi vì nó làm tăng cholesterol xấu đến mức độ lớn hơn so với dầu thực vật không no. 100g dầu dừa chứa 87g chất béo bão hòa.

3. Gây nhức đầu

Những người thường xuyên sử dụng dầu dừa để giải độc, đặc biệt là nhiễm trùng nấm men có thể sẽ bị đau đầu.

Điều này xảy ra bởi vì các axit béo chuỗi trung bình hiện diện trong dầu dừa phá vỡ các tế bào nấm men, từ đó giải phóng một số lượng độc tố nấm vào máu gây đau đầu.

4. Tăng mức cholesterol
Một báo cáo của Trường Y Harvard cho biết, dầu dừa có thể không khỏe mạnh hơn so với các loại dầu thực vật khác như dầu đậu nành hoặc dầu ô liu do hàm lượng chất béo bão hòa của nó sẽ làm tăng mức cholesterol xấu.

5. Có thể gây tiêu chảy

Tiêu chảy chủ yếu xảy ra do hàm lượng chất béo cao trong dầu dừa. Để giảm tác dụng phụ, chúng ta nên tiêu thụ dầu dừa với số lượng nhỏ hơn và sau đó tăng dần số lượng.

6. Có thể gây tổn thương gan

Các axit béo có trong dầu dừa được vận chuyển đến gan, nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng. Điều này có thể gây áp lực lên gan.

7. Dị ứng
Nếu bạn nhạy cảm với dầu dừa, bạn có thể bị dị ứng bao gồm phát ban, buồn nôn, chàm, nôn mửa và sốc phản vệ.

Nếu bạn có những triệu chứng dị ứng như nhẹ đầu, sưng mặt và nhịp tim nhanh, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

8. Tránh sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn

Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng âm đạo, chẳng hạn như nhiễm nấm men, sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn sẽ không phải là một lựa chọn an toàn.

Bởi vì dầu dừa kháng nấm và kháng khuẩn được biết là làm thay đổi sự cân bằng pH của âm đạo, gây ra nhiễm nấm men.

Do đó, tốt hơn là tránh sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn.

AN NHIÊN (THEO BOLDSKY)

Nguồn gốc của dầu thực vật – Nó thật sự là rác!

Chúng ta luôn tin rằng chất béo bão hòa (được tìm thấy chủ yếu trong mỡ động vật) là thứ làm gia tăng hàm lượng cholesterol và gây ra các căn bệnh tim mạch. 

Chính vì vậy mà chúng ta đã chuyển sang sử dụng các loại dầu thực vật. Tuy nhiên những bằng chứng gần đây cho thấy chúng thực sự chỉ là một món hàng rẻ tiền.



Dầu được làm từ cây bông. (Ảnh: t/h)

Nhìn lại 40 năm qua, thật sự rất khó để hiểu được làm thế nào mà chúng ta đã bị lừa gạt quá lâu như vậy.

Suốt quãng thời gian đó chúng ta luôn tin rằng chất béo và đặc biệt là chất béo bão hòa (được tìm thấy chủ yếu trong mỡ động vật) là thứ làm gia tăng hàm lượng cholesterol và gây ra các căn bệnh tim mạch.

Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã chuyển sang sử dụng các loại dầu thực vật “có lợi cho tim” như: dầu hạt bông, dầu ngô, dầu đậu nành và dầu hoa rum.

Tuy nhiên những bằng chứng gần đây cho thấy chúng thực sự chỉ là một món hàng rẻ tiền. Nhiều loại dầu hạt công nghiệp mang những tác hại tồi tệ hơn chúng ta tưởng. Đó là một sai lầm khủng khiếp được bắt đầu với sản phẩm Crisco.

Vào những năm 1736 ngành công nghiệp trồng trọt cây bông để lấy vải đã được bắt đầu ở Hoa Kỳ. Trước đó nó chỉ được xem là một loài cây chủ yếu dùng để làm cảnh.

Thời gian ban đầu phần lớn những cây bông được sử dụng để chế tạo thành các sản phẩm may mặc. Nhưng sau đó với những mùa vụ bội thu đã giúp con người thu về một số lượng lớn bông vải. Cho nên nó đã được xuất khẩu sang Anh.

Cụ thể, nếu như vào năm 1784 sản lượng bông vải chỉ thu được khoảng 270 kg, thì vào năm 1790 con số này đã gia tăng vượt bậc Lên đến 90 tấn.

Vào năm 1793 với phát minh tạo ra bông gòn từ cây bông của nhà khoa học Eli Whitney, nó đã khiến cho sản lượng bông vải gia tăng đến con số đáng kinh ngạc là 18.000 tấn.

Nhưng cây bông là loại cây trồng cho ra cả hai sản phẩm là các thớ gỗ và hạt giống. Theo đó, cứ mỗi 45kg thớ gỗ sẽ tương ứng với 73kg hạt giống. Những hạt giống phần lớn là thứ vô dụng, bởi người ta chỉ cần khoảng 5% trong tổng số hạt giống này cho việc trồng trọt.

Cho nên hạt bông còn được dùng làm thức ăn cho gia súc, nhưng nó vẫn tạo ra một đống rác khổng lồ.

Vậy con người có thể làm gì với đống rác này? Thông thường nó sẽ bị bỏ lại hoặc được đổ một cách bất hợp pháp vào dòng sông. Đây thực sự là một loại chất thải độc hại.

Trong khoảng thời gian từ 1820 đến năm 1830 nhu cầu về dầu gia tăng mạnh mẽ. Sản phẩm này được sử dụng trong việc nấu nướng và thắp sáng cho số lượng dân cư ngày càng tăng cao. Khi này nguồn cung dầu cá voi đã bị suy giảm. Nó khiến cho giá dầu tăng đột biến.

Chính vì vậy các doanh nhân kinh doanh đã cố gắng ép chặt hạt bông vô giá trị để chiết xuất ra loại dầu công nghiệp phục vụ con người.

Nhưng mãi đến năm 1850 công nghệ sản xuất dầu mới được hoàn thiện và từ đây nó có thể phục vụ cho mục đích thương mại.

Tuy nhiên vào năm 1859 một sự kiện trọng đại đã xảy ra làm biến đổi toàn bộ thế giới hiện đại.

Đó chính là sự kiện đại tá Drake đè bẹp ngành công nghiệp dầu ở bang Pennsylvania bằng cách giới thiệu một khối lượng lớn nhiên liệu hóa thạch cho con người.

Chẳng bao lâu sau nhu cầu sử dụng dầu hạt bông để thắp sáng đã hoàn toàn biến mất và nó lại tiếp tục được phân loại thành chất thải độc hại.

Trước tình trạng có quá nhiều rác thải hạt bông nhưng không có nhu cầu sử dụng, nó đã được cho thêm vào chất béo động vật và nhét vào thịt một cách bất hợp pháp.

Thực tế không có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy đây là cách sử dụng hạt bông an toàn cho con người.

Tương tự như vậy dầu hạt bông có hương vị nhẹ và màu hơi vàng được pha trộn với dầu oliu để cắt giảm chi phí.

Điều này đã dẫn đến việc ban hành một đạo luật cấm sử dụng loại dầu ôliu của Mỹ bị pha trộn vào năm 1833 .

Đây cũng là lúc công ty Proctor & Gamble sử dụng dầu hạt bông để sản xuất nến và xà phòng. Nhưng họ sớm phát hiện ra rằng mình có thể sử dụng một quá trình hóa học để hyđro hóa một phần dầu bông thành loại chất béo rắn giống như mỡ heo. Quá trình đó tạo ra thứ được gọi là chất béo “Trans” (chất béo chưa no, có thể chuyển thành thể rắn ở nhiệt độ phòng).

Ngay sau đó sản phẩm này đã được sử dụng một cách linh hoạt trong các nhà bếp, ngay cả khi không ai biết được rằng liệu chúng ta có nên cho loại chất thải độc hại này vào miệng của mình hay không.

Nhưng mặc kệ tất cả nó vẫn được dùng làm bánh ngọt Flaky, nguyên liệu nướng bánh và cả dầu ăn.

Rốt cuộc sản phẩm này có tốt cho sức khỏe hay không? Không một ai biết được. Bởi vì loại chất béo mới này trông rất giống với thức ăn và nó được đưa ra thị trường dưới nhãn mác là thực phẩm. Họ gọi đây là dòng sản phẩm mới mang tính cách mạng của Crisco. Thứ đứng hàng đầu trong số các loại dầu được kết tinh từ hạt bông.

Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình, công ty Crisco thực hiện một chiến dịch tiếp thị khéo léo. Họ đã tuyên truyền dòng sản phẩm này như là giải pháp thay thế rẻ tiền hơn cho mỡ heo.

Vào năm 1911, công ty Proctor & Gamble tung ra một chiến dịch hoành tráng để đưa Crisco đi vào gia đình của tất cả người Mỹ.

Họ đã cho xuất bản một cuốn sách dạy nấu ăn, và hầu hết mọi món ăn trong đó đều sử dụng dầu Crisco. Lẽ dĩ nhiên họ phát miễn phí những cuốn sách của mình.

Đây là điều chưa từng được nghe thấy vào thời điểm đó. Người ta chỉ biết các quảng cáo cùng thời cũng tuyên bố rằng Crisco rất dễ tiêu hóa. Nó rẻ tiền hơn và lành mạnh hơn do sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Nhưng điểm mấu chốt rằng, việc sản phẩm này về cơ bản chỉ là một loại rác đã không được đề cập đến.

Trong ba thập kỷ tiếp theo, Crisco và các loại dầu hạt bông đã chiếm ưu thế trong các căn bếp của người Mỹ và nó được thay thế hoàn toàn cho mỡ lợn.

Đến những năm 1950 dầu hạt bông đã trở nên đắt đỏ và Crisco lại một lần nữa quay sang loại dầu thay thế rẻ tiền hơn đó là dầu đậu nành.

Bản thân đậu nành là loài cây có nguồn gốc từ châu Á. Nó được đưa vào Bắc Mỹ vào năm 1765 và được thuần hóa ở Trung Quốc từ năm 7000 Trước Công Nguyên.

Trong đậu nành có khoảng 18% là dầu và 38% protein. Đây là điều kiện lý tưởng để nó trở thành thức ăn cho gia súc hoặc được sử dụng trong các mục đích công nghiệp (sản xuất nước sơn và dầu nhờn động cơ).

Trước Thế Chiến II, trong khẩu phần ăn của người Mỹ có rất ít hoặc không có đậu nành. Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi trong thời kỳ đại suy thoái, khi mà các khu vực rộng lớn của Hoa Kỳ bị nạn hạn hán làm ảnh hưởng nghiêm trọng (thời kỳ Dust Bowl).

Khi này đậu nành là loại cây trồng có thể giúp tái tạo lại đất đai thông qua khả năng đưa khí nitơ vào bên trong.

Các đồng bằng lớn ở Mỹ là nơi lý tưởng cho việc trồng đậu nành. Vì vậy đậu nành nhanh chóng trở thành loại cây trồng sinh Lợi đứng hàng thứ hai chỉ sau ngô.



Trong khi đó vào năm 1924, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cũng được thành lập. Nhưng lúc bấy giờ nó không phải là một người khổng lồ có tiếng nói mạnh mẽ như ngày nay. Thay vào đó, cơ quan này chỉ là một nhóm các chuyên gia tim mạch thỉnh thoảng gặp nhau để thảo luận các vấn đề chuyên môn.

Năm 1948 nhóm bác sĩ tim mạch này đã nhận được một khoản tiền quyên góp 1,5 triệu USD từ công ty Proctor & Gamble (nhà sản xuất chất béo chuyển đổi Crisco). Cũng kể từ đây một cuộc chiến thay thế chất béo động vật bằng dầu thực vật đã được châm ngòi. Thỏa thuận dành cho Faustian (món hàng rẻ tiền) đã được thực hiện. Và sức khỏe của một quốc gia được đánh đổi chỉ bằng vài trăm USD.

Trong khoảng thời gian từ năm 1960 – 1970, Hiệp hội được ông Ancel Keys lãnh đạo. Đây là một nhân vật phản diện của chế độ ăn uống mới bao gồm chất béo bão hòa. Loại chất béo được tìm thấy nhiều trong thức ăn động vật như thịt và sữa.

Hiệp hội được ông Ancel Keys lãnh đạo. (Ảnh từ snworksceo)

Vào năm 1961, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) công bố các đề xuất chính thức đầu tiên trên thế giới. Những đề xuất này khuyên chúng ta nên “cắt giảm lượng chất béo, chất béo bão hòa và cholesterol. Tăng lượng chất béo không bão hòa”.

Nói cách khác mọi người cần tránh sử dụng mỡ động vật và ăn các loại dầu thực vật “có lợi cho tim”. Và có rất nhiều loại chất béo không bão hòa đang có mặt trên thị trường, điển hình như Crisco.

Lời khuyên này sau đó được phát triển thành các hướng dẫn cho chế độ ăn kiêng vào năm 1977. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng dân cư nước Mỹ.

Từ đây Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong việc dịch chuyển thị trường, bằng cách đảm bảo rằng nước Mỹ cần ăn ít chất béo và hạn chế hơn nữa loại chất béo bão hòa.



Một ví dụ sống động như Trung tâm khoa học vì lợi ích cộng đồng (CSPI) tuyên bố việc chuyển đổi mỡ bò và các chất béo bão hòa khác sang loại chất béo được sản xuất bằng cách hydro hóa “rất tốt cho động mạch của người Mỹ”

Họ cũng nói rằng mọi người đừng nên ăn bơ động vật, thay vào đó là sử dụng loại dầu thực vật đã được hydro hóa một phần, thứ được gọi là bơ thực vật.

Họ cũng nói rằng loại dầu ăn trong chai nhựa có thể lành mạnh hơn bơ, sản phẩm mà con người đã tiêu thụ ít nhất 3.000 năm.

Thậm chí vào cuối năm 1990, CPSI còn phủ nhận sự nguy hiểm của việc sử dụng các chất béo trans. Câu nói mấu chốt rất nổi tiếng của họ là “Trans, shmans. Bạn nên ăn ít chất béo”.

Không dừng lại ở đó, năm 1994 CSPI đã gieo một nỗi sợ hãi vào trái tim của những khán giả yêu điện ảnh bằng một chiến dịch mạnh mẽ.

Theo đó, các nhà hát bỏng ngô lúc bấy giờ xuất hiện để khẳng định rằng trong dầu dừa phần lớn là chất béo bão hòa.

CSPI tuyên bố rằng một túi bỏng ngô cỡ trung bình có thể tạo nên loại “mỡ làm tắc nghẽn động mạch nhiều hơn là một bữa ăn trứng xông khói, một miếng bánh Big Mac cùng với khoai tây chiên cho buổi trưa và một bữa ăn tối với tất cả các món rau thơm trên đĩa thức ăn được kết hợp!”

Từ lời tuyên bố này các nhà hát bỏng ngô đã đua nhau thay thế dầu dừa bằng loại dầu thực vật đã được hydro hóa bán phần.

Trước đó một cuộc chiến cũng đã nổ ra để giải thoát công dân Mỹ khỏi loại mỡ bò, một thành phần bí mật có trong khoai tây chiên của McDonald. Sự kiện đã dẫn đến việc sản phẩm được thay thế bằng loại dầu thực vật hydro hóa bán phần.

Tuy nhiên, vào những năm 1990 những chất béo được chuyển hóa mà AHA và CSPI đã nói với chúng ta là nó lành mạnh hơn cho con người lại được xem là yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh tim.

Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim sau mỗi lần sử dụng. Cụ thể nó làm gia tăng 2% hàm lượng calo chuyển hóa trong chất béo.

Theo một số ước tính cho thấy chất béo chuyển hóa phải chịu trách nhiệm cho hơn 100.000 ca tử vong.

Và một thực tế là các loại thực phẩm “rất tốt cho sức khỏe” mà AHA khuyến nghị chúng ta nên ăn đã đem đến cho con người những cơn đau tim bất chợt.

Đây quả thật là một sự trớ trêu. Một sự lừa dối trắng trợn.

Vào tháng 11 năm 2013, Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã loại bỏ một phần các loại dầu được hydro hóa trong danh sách thực phẩm dành cho con người, nhưng loại thực phẩm “thường được công nhận là an toàn”.

Đến đây ta có thể nói một cách chính xác là AHA đã bảo chúng ta hãy ăn chất độc trong nhiều thập kỷ qua.

Nhất là khi bên trong các loại dầu hạt công nghiệp như dầu hạt bông có chứa hàm lượng axit béo linoleic Omega-6 rất cao. Loại axit này được gọi là chất béo Omega 6 mẹ ,bởi vì các chất béo Omega 6 khác (gamma linolenic axit – GLA và axit arachidonic) đều được hình thành từ nó.

Thông thường hàm lượng axit linoleic sẽ chỉ có trong thực phẩm nguyên chất, chẳng hạn như trứng, hạt và quả hạch. Nhưng lượng Omega-6 được phân tách từ dầu công nghiệp gần như bằng 0.

Tuy nhiên Crisco lại giới thiệu với mọi người loại axit linoleic bị phân tách và pha trộn vào chế độ ăn uống của chúng ta.

Theo đó, lượng axit linoleic đã gia tăng đáng kể và nó có mặt trong một nguồn thực phẩm mà con người chưa bao giờ tiêu thụ trước đây.

Hiện tại các loại dầu hạt Omega-6 có thể được tìm thấy trong hầu hết những loại thực phẩm chế biến và bên trong chai dầu ăn được đặt tại các cửa hàng tạp hóa.

Điều không may là chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và không khí. Nhưng chúng lại được tiếp xúc với cả ba yếu tố trong quá trình sản xuất.

Nó cũng đồng nghĩa rằng trong khi loại axit linoleic đến từ các loại thực phẩm nguyên chất như quả hạch và các loại hạt thực sự mang đến lợi ích cho sức khỏe, thì loại axit linoleic bị tạp nhiễm có trong dầu hạt công nghiệp lại cho tác dụng độc hại.

Vậy Làm thế nào để chúng ta biết đó là chất béo lành mạnh hay chất béo không lành mạnh?

Câu trả lời chính là tất cả các loại chất béo tự nhiên có trong nhiều nguồn khác nhau như động vật ( thịt, sữa) hoặc thực vật ( ô liu, bơ, hạt) nói chung là lành mạnh. Riêng loại dầu hạt công nghiệp là thứ không tốt cho sức khỏe của con người.

Chúng ta cần phải đối mặt với sự thật rằng: Chúng ta ăn các loại dầu thực vật vì Chúng rẻ tiền chứ không phải là vì các sản phẩm này đem đến sự khỏe mạnh trong con người.

Tú Văn, theo tapnewswire

=
>> Sự thật về dầu dừa nguyên chất tinh khiết và cách phân biệt dầu dừa nguyên chất tinh khiết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét