Benzen, một độc tố gây ung thư – một chất gây ung thư mạnh nhất.
Benzen độc hại cho xương, gây thiếu máu và làm giảm các tế bào máu trắng.
TẠI SAO trong cuốn Hướng dẫn sử dụng xe của tôi cho biết phải mở các cửa sổ để đẩy tất cả không khí nóng ra trước khi bật máy lạnh?
Benzen độc hại cho xương, gây thiếu máu và làm giảm các tế bào máu trắng.
TẠI SAO trong cuốn Hướng dẫn sử dụng xe của tôi cho biết phải mở các cửa sổ để đẩy tất cả không khí nóng ra trước khi bật máy lạnh?
Không còn sự hoài nghi, hơn bao giờ hết, ngày càng có nhiều người chết vì ung thư.
Chúng tôi tự hỏi, vấn đề này đến từ đâu, đây là một trong nhiều ví dụ giải thích nguyên nhân gây ung thư.
Đoán xem, thực hiện sự thay đổi không bao giờ là quá muộn.
Việc đầu tiên khi bước vào xe là mở cửa sổ và sau đó một vài phút, vặn máy lạnh lên.
Đây là lý do: Theo nghiên cứu, bảng đặt các đồng hồ đo tốc độ, mức dầu mỡ… ở phía trước xe, chỗ ngồi, ống dẫn khí lạnh, trong thực tế tất cả các đồ làm bằng nhựa trong xe của bạn, tỏa ra Benzen, một độc tố gây ung thư – một chất gây ung thư mạnh nhất.
Hãy để ý, quan sát mùi nhựa nóng trong xe của bạn khi bạn vừa mở cửa, và trước khi bạn bắt đầu nổ máy. Ngoài việc gây ra ung thư, chất Benzen độc hại cho xương, gây thiếu máu và làm giảm các tế bào máu trắng. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh bạch cầu và làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư. Nó cũng có thể làm sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai.
Hãy để ý, quan sát mùi nhựa nóng trong xe của bạn khi bạn vừa mở cửa, và trước khi bạn bắt đầu nổ máy. Ngoài việc gây ra ung thư, chất Benzen độc hại cho xương, gây thiếu máu và làm giảm các tế bào máu trắng. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh bạch cầu và làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư. Nó cũng có thể làm sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai.
Độ Benzen trong nhà “được cho phép” là: 50mg mỗi sq.ft (bộ vuông).
Một chiếc xe đậu trong nhà, với các cửa sổ đóng, sẽ chứa 400-800 mg Benzen – 8 lần so với mức cho phép.
Nếu đậu dưới ánh mặt trời, ở nhiệt độ trên 60 độ F, mức Benzen sẽ lên đến 2.000-4.000 mg, 40 lần so với mức chấp nhận.
Người bước vào xe, khi các cửa sổ khép kín, sẽ hít phải quá nhiều lượng độc tố Benzen.
Benzen là một chất độc có ảnh hưởng đến thận và gan của bạn. Tệ hại hơn, cơ thể sẽ vô cùng khó khăn để trục xuất những thứ độc hại này ra khỏi cơ thể.
Vì vậy, bạn hỡi, hãy mở cửa sổ và cửa ra vào xe của bạn – cho nó một thời gian để thông thoáng – (xua tan những thứ chết người) – trước khi vào xe.
Nghĩ xem: “Khi ai đó chia sẻ một cái gì có giá trị với bạn và bạn được hưởng lợi từ nó, bạn có một nghĩa vụ đạo đức để chia sẻ nó với những người khác”.
Xin vui lòng chuyển thông tin này đến cho càng nhiều người càng tốt.
Xin vui lòng chuyển thông tin này đến cho càng nhiều người càng tốt.
Không đơn giản bật tắt hay tăng giảm nhiệt độ, sử dụng điều hòa trên ô tô cần có những kỹ năng nhằm đảm bảo sức khỏe người ngồi trên xe, đồng thời giúp xe tiết kiệm nhiên liệu. Điều hòa được xem là trang bị tiện ích không thể thiếu giúp người lái điều chỉnh nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô. Tuy nhiên, khi nào nên bật/tắt điều hòa để không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn điện của xe hay điều chỉnh các mức nhiệt độ, quạt gió ra sao cho phù hợp... Đều là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng hệ thống điều hòa mà không phải lái xe nào cũng biết rõ.
Làm giảm nhiệt độ cabin trước khi bật điều hòa
Làm giảm nhiệt độ cabin trước khi bật điều hòa
Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô thường cao hơn bên ngoài. Để giảm tải cho hệ thống làm lạnh và bảo vệ sức khỏe người dùng xe hơi.
Trước khi bật điều hòa, nên làm giảm bớt nhiệt độ trong xe, bằng cách đóng mở cửa vài lần rồi bước vào xe, hạ cửa kính cho không khí bên ngoài tràn vào khoang nội thất sau đó khởi động xe, bật quạt gió ở mức cao để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong khoảng 3 - 5 phút. Sau khi xe vận hành khoảng vài phút, lúc này có thể đóng cửa kính, nhấn nút A/C bật điều hòa.
Đóng mở cửa vài lần để làm giảm bớt nhiệt độ bên trong xe
Cách làm này góp phần giảm tải cho hệ thống làm mát, đồng thời giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ khi bước từ bên ngoài vào trong xe.
Nên bật điều hòa sau khi đã khởi động xe
Nhiều “tài mới” có thói quen mở hệ thống điện, bật điều hòa ngay sau khi bước vào bên trong xe dù chưa khởi động xe để nhanh chóng làm mát cho khoang nội thất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, thói quen này theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống phát điện của xe. Bởi khi người dùng bật điều hòa trong khi xe chưa khởi động, ắc quy phải hoạt động để chạy quạt gió. Điều này nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy.
Chỉ nên bật điều hoà sau khi đã khởi động xe
Điều chỉnh nhiệt độ, mức quạt gió phù hợp
Sau khi đã bật hệ thống điều hòa, người dùng nên từng bước điều độ làm mát phù hợp với cơ thể, đồng thời giảm dần tốc độ quạt gió. Việc thay đổi tốc độ quạt gió lúc này chỉ làm tiêu tốn điện năng chứ không ảnh hưởng nhiều đến tiêu hao nhiên liệu.
Chỉnh nhiệt độ làm mát phù hợp với cơ thể, giảm dần tốc độ quạt gió
Người dùng không nên chỉnh mức làm lạnh cao nhất ngay sau khi bật điều hòa, vì sẽ khiến dàn lạnh hoạt động quá sức. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ trong khoang nội thất quá chênh với bên ngoài điều hòa phải hoạt động hết công suất để đảm bảo hiệu quả làm mát. Điều này làm tiêu tốn nhiên liệu và dễ dẫn đến những hư hỏng cho hệ thống điều hòa.
Chọn chế độ lấy gió
Hệ thống điều hòa trên ô tô hiện nay thường có 2 chế độ lấy gió ngoài và lấy gió trong. Tuy nhiên, khi nào sử dụng chế độ lấy gió trong và trong những điều kiện nào nên lấy gió ngoài thì không phải lái xe nào cũng thành thạo.
Chọn chế độ lấy gió trong sau khi bật điều hòa để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn
Theo chuyên gia kỹ thuật của Ford, người dùng nên để chế độ lấy gió trong sau khi bật nút A/C để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn. Tuy nhiên, trong những hành trình dài, lái xe liên tục, lượng oxy trong khoang nội thất sẽ không đảm bảo có thể gây choáng, mệt mỏi cho người ngồi trong xe. Vì vậy, khi qua những khu vực có không khí trong lành, ít khói bụi người dùng nên để chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.
Bên cạnh đó, khi đi lái xe trong điều kiện trời mưa nên chuyển sang chế độ lấy gió trong để tránh việc không khí ẩm vào cabin có thể gây ẩm mốc.
Thỉnh thoảng nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe
Tắt đều hòa trước khi tắt máy
Trước khi kết thúc hành trình khoảng 10 phút, người dùng nên tắt hệ thống điều hòa trên xe, mở hé các cửa kính, lấy gió ngoài để giảm dần mức chênh lệch nhiệt độ. Nên tập thói quen tắt điều hòa trước khi tắt máy, để tránh trình trạng ắc quy phải chịu tải đột ngột. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng ô tô, người dùng nên chú ý bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống điều hòa định kỳ.Vào mùa nóng cao điểm, điều hòa ô tô bỗng nhiên hoạt động kém, bật hết công suất vẫn không đủ mát. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống điều hòa cần được kiểm tra tổng thể.
Trước khi đi vào vấn đề bảo dưỡng và xử lý sự cố, bài viết sẽ đề cập khái quát về hệ thống điều hòa trên ô tô. Hệ thống điều hòa trên ô tô có nguyên lý hoàn toàn giống với một hệ thống điều hòa nhiệt độ trong gia đình với các bộ phận chính gồm máy nén, dàn nóng (bình ngưng), dàn lạnh, bộ lọc khô, van tiết lưu, quạt gió…
Khi điều hòa hoạt động kém, việc đầu tiên nên làm là kiểm tra lọc gió trong cabin, đây cũng là việc đơn giản nhất liên quan đến hệ thống làm mát trên ô tô.
Lọc gió cabin có tác dụng lọc bụi bẩn trong môi trường không khí trên xe, và thường được bố trí phía sau hộp chứa đồ trước ghế phụ. Chi tiết này cần được vệ sinh định kỳ, và nên thay thế sau khoảng 2 năm sử dụng.
Trên một số loại xe, lưới lọc này có thể tích hợp than hoạt tính, giúp hấp thụ hybrocarbon và khử mùi trên xe. Khi thay thế, cần chọn đúng loại để đảm bảo toàn vẹn tính năng của hệ thống điều hòa.
Lọc gió đóng đầy bụi bẩn, gây cản trở đường lưu thông của không khí có thể làm giảm lưu lượng không khí lưu thông, khí thổi ra cửa gió yếu, việc vệ sinh lọc gió sẽ cải thiện đáng kể hiệu năng của hệ thống điều hòa.
Trên một số loại xe, lưới lọc này có thể tích hợp than hoạt tính, giúp hấp thụ hybrocarbon và khử mùi trên xe. Khi thay thế, cần chọn đúng loại để đảm bảo toàn vẹn tính năng của hệ thống điều hòa.
Lọc gió đóng đầy bụi bẩn, gây cản trở đường lưu thông của không khí có thể làm giảm lưu lượng không khí lưu thông, khí thổi ra cửa gió yếu, việc vệ sinh lọc gió sẽ cải thiện đáng kể hiệu năng của hệ thống điều hòa.
Nếu hiệu năng hệ thống điều hòa giảm nghiêm trọng, việc vệ sinh lọc gió không có tác dụng, thì hệ thống điều hòa cần phải được kiểm tra tổng thể. Trước hết, bạn có thể thực hiện các bước kiểm tra đơn giản sau đây.
Khởi động máy, bật hệ thống điều hòa hết công suất, mở cửa xe và giữ ga ở ngưỡng tốc độ quay vào khoảng 1.500 đến 2.000 vòng/phút từ 5 đến 10 phút, để hệ thống điều làm việc ổn định.
Một hệ thống điều hòa thông thường được cho là còn làm việc tốt nếu khí thổi ra sau dàn lạnh thấp hơn khí lấy vào ít nhất 15 độ C. Bạn có thể cảm nhận hiệu quả của hệ thống điều hòa một cách tương đối bàn cách đặt tay vào ngay cửa gió trung tâm, hoặc dùng một nhiệt kế đặt vào ngay trước cửa gió khi điều hòa đang chạy hết công suất, sau vài phút nhiệt kế nên báo một nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 15 độ.
Sau khi chạy điều hòa hết công suất khoảng 15 phút mà dưới gầm xe không thấy vệt loang nước do ngưng tụ, trên đường ga dẫn từ dàn lạnh về máy nén cũng khô ráo không đọng nước thì nhiều khả năng là ga bên trong đã giảm mạnh. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp điều hòa không đủ lạnh đều là do thiếu ga, mà lỗi có thể là do két tản nhiệt dàn nóng và dàn lạnh bị bụi bẩn khiến khí lưu thông kém.
Tản nhiệt bình ngưng hoặc dàn lạnh hỏng nặng, bụi bẩn làm khí lưu thông kém cũng là một trong những lý do khiến hệ thống điều hòa hoạt động kém.
Với nhiều dòng xe, trên bộ lọc khô có lắp thêm kính trong (mắt ga) để quan sát tình trạng của môi chất làm mát bên trong hệ thống điều hòa. Kiểm tra kính này có thể cho biết tình trạng của môi chất bên trong hệ thống. Nếu kính trong thì môi chất hoặc là còn đúng chuẩn hoặc là cạn gần hết, kính đóng bọt khí thì có thể điều hòa bị thiếu ga, lúc này bạn nên nghĩ đến việc mang chiếc xe đến một đến một garage hoặc các trung tâm chuyên về hệ thống điều hòa trên xe để được kiểm tra tổng thể, bổ sung ga hoặc nạp mới hoàn toàn nếu cần.
Mắt ga trên bộ lọc kho có thể cho biết tình trạng của môi chất làm mát bên trong hệ thống.
Thông thường, áp suất ga phù hợp của một hệ thống điều hòa trên ô tô là vào khoảng 25-35 PSI trên đường hạ áp và 170-200 trên đường cao áp. Áp suất này có thể được kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng với hai đồng hồ đo áp suất, được lắp vào hai cổng đo trên đường cao áp và hạ áp của hệ thống điều hòa, thường nằm gần máy nén hoặc gần van tiết lưu tùy hệ thống.
Trường hợp áp suất môi chất trên cả hai đường ống tụt quá thấp thì ngoài việc nạp lại, cần phải xem xét lý do tụt để tìm các điểm rò rỉ bên trong đường ống, dàn nóng, dàn lạnh… để xử lý triệt để.
Nếu một đường có áp suất thấp hơn so với chuẩn, còn một đường có áp suất cao hơn so với chuẩn thì nhiều khả năng đường có áp suất cao đã bị nghẽn. Vị trí nghẽn có thể là ở van tiết lưu, bộ lọc, bình gom ga, máy nén hoặc bên trong két. Còn nếu cả hai đường đều có áp suất cao hơn so với chuẩn thì có thể ga đã được nạp quá hoặc tắt nghẽn trên cả hai đường. Một kỹ thuật viên kinh nghiệm sau khi kiểm tra áp suất ga và tổng thể hệ thống có thể chẩn đoán được và đưa ra lời khuyên về hướng xử lý.
Một điểm khác cần chú ý đó là trong hệ thống điều hòa, môi chất làm lạnh được trộn với dầu bôi trơn và chạy xuyên suốt bên trong hệ thống, đây là nguồn bôi trơn duy nhất cho máy nén.
Dầu được sử dụng phải là loại hòa trộn được và không chia tách với môi chất làm lạnh (ga). Đối với môi chất CFC-12 thì dầu bôi trơn phải là loại dầu khoáng. Nhưng dầu khoáng lại không hòa trộn trong môi chất HFC-134c, nên loại môi chất này phải dùng dầu tổng hợp polyalkyline glycol (PAG). Có nhiều loại PAG khác nhau, và đối với mỗi loại xe hoặc hệ thống điều hòa, nhà sản xuất sẽ khuyên dùng một loại PAG nhất định.
Dầu được sử dụng phải là loại hòa trộn được và không chia tách với môi chất làm lạnh (ga). Đối với môi chất CFC-12 thì dầu bôi trơn phải là loại dầu khoáng. Nhưng dầu khoáng lại không hòa trộn trong môi chất HFC-134c, nên loại môi chất này phải dùng dầu tổng hợp polyalkyline glycol (PAG). Có nhiều loại PAG khác nhau, và đối với mỗi loại xe hoặc hệ thống điều hòa, nhà sản xuất sẽ khuyên dùng một loại PAG nhất định.
MẸO VẶT CHO NGƯỜI DÂN - TRÁNH BỤI MỊN CHẾT NGƯỜI PM2.5.
Hôm nay Thùy Trang sẽ cố gắng hướng dẫn chi tiết về bụi mịn NGUY HIỂN giết người hằng loạt PM2.5.
Dĩ nhiên bạn có thể search trên Google để tìm hiểu về 2 loại bụi được nói tới nhiều nhất là PM10 và PM2.5. Tuy nhiên có thể chúng ta đã đọc, nghe nói tới nhiều nhưng chỉ hiểu mơ hồ - trong thực tiễn không biết làm sao để tránh.
Bụi PM2.5, con số nằm phía sau chữ PM (particulate matter) tính bằng micrometers. Đây là loại bụi rất nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường - Bụi có thể là vật cứng như fiber và cũng có thể bằng các hạt chất lỏng hóa chất.
PM2.5 khi ta hít vào thì sẽ đi thẳng vào phổi và luồn qua các mạch máu tràn vào cơ thể dễ dàng.
Bụi PM2.5 chỉ tránh chứ không trị được một khi nó đã vào người - tùy vào ảnh hưởng ít nhiều sẽ gây tử vong sớm cho những người đang mắc bệnh tim hoặc phổi.
Những người trẻ hơn không bệnh gì khi nhiễm PM2.5 thường tạo ra các chứng như hay bị thóp tim, nhịp tim đập không đều hoặc có chứng hen suyễn. PM2.5 làm cho chức năng của phổi bị giảm rõ rệt.
Ở các người lớn tuổi trên 40 dễ dàng nhìn thấy qua các triệu chứng ở đường hô hấp, chẳng hạn như kích thích đường thở, ho hoặc khó thở.
Vậy chúng ta, người Hà Nội phải làm gì để giúp tránh bụi PM2.5?
(1) Người lái xe máy khi ra đường mang khẩu trang và mang theo một chai nước sạch - thấm một ít nước vào khẩu trang, chỉ cần ở phần mũi - Nếu đeo khẩu trang ướt, tuy là khó thở nhưng tốt hơn vào những ngày HN bị khói bụi ô nhiễm.
- Vì particles bụi PM2.5 rất nhỏ nên có thể dễ dàng xuyên qua khẩu trang khô trở thành vô tác dụng - thấm nước giúp khẩu trang khít hơn và ngăn cản, giữ lại được particles trước khi nó đi vào phổi.
(2) Người lái xe ô tô như taxi hoặc tư nhân nhớ đóng kín cửa lại, mở máy điều hòa không khí và nhất là trong xe ô tô có 2 nút khác nhau (a) Air Circulation (recirculates the air inside the car) giữ quạt chạy quanh và (b) Lấy không khí từ phía ngoài (air intake from the outside) (*) Luôn nhớ giữ nút (a) Air Circulation cho an toàn.
- Trong xe ô tô, phần máy lạnh đã có filter bụi mịn nằm ở máy điều hòa không khí, do đó ở các ngày có khí hậu dù nóng hay lạnh cũng nên mở máy điều hòa khi thấy bên ngoài không khí bị ô nhiễm, khó thở.
(3) Về nhà nhớ đóng cửa sổ lại và nếu mua được máy lọc không khí loại nhỏ để trong nhà càng tốt - Máy lọc không khí chỉ là một máy quạt hút ra phía dưới, thông qua một tấm filter phía trên - do đó sinh viên có thể chế máy lọc bằng quạt máy của PC và phía bên trên để một loại giấy chùi miệng, thấm nước là có thể giúp rất nhiều vì nó giữ lại loại bụi PM2.5 bay trong phòng.
(*) Nên nhớ cái mẹo thấm nước vào khẩu trang, Thùy Trang đã thí nghiệm trong phòng Lab rồi, rất tốt trước khi viết bài này.
Các bạn hãy share bài này cho những người chưa biết để giúp người dân mình đỡ bệnh tật.
Bs Nguyễn Thùy Trang MD
Một số điều bạn nên làm khi không khí bị ô nhiễm
cám ơn những chia sẻ hữu ích của bạn
Trả lờiXóacho thuê máy lạnh