- Những kỹ năng sống mẹ phải dạy con từ nhỏ để trẻ lớn lên gặt hái nhiều thành công

Dưới đây là danh sách 22 kỹ năng sống được các chuyên gia giáo dục nhi đồng nghiên cứu với mong muốn các bậc phụ huynh có thể áp dụng đối với trẻ mầm non.


Theo Khám Phá, với những kỹ năng này mẹ có thể dạy cho bé bắt đầu từ 4 hoặc 7 tháng tuổi (trẻ mới biết đi đến tuổi đi học mẫu giáo) và mẹ sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà bé tiếp thu được ở thời điểm này.
Tất nhiên, mỗi đứa trẻ có một sự nhận thức khác nhau nên sẽ có những bước tiếp thu và học kỹ năng khác nhau, cha mẹ cần kết hợp dạy kỹ năng sống với nghiên cứu khả năng của con để có những hướng thực hành tốt.

Bạn có thể dạy con cách làm thế nào để...
1. Tự cầm một cốc nước để uống và uống nước từ một lon nước đã mở: từ khoảng 7 tháng tuổi.

2. Tự ăn bằng thìa hoặc đũa: kể từ khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm mẹ nên dạy cho con kĩ năng này.

3. Giữ vững một cuốn sách trên tay và lật từng trang sách cẩn thận: kỹ năng này trẻ có thể học thành thạo khi được 9 tháng tuổi.

4. Xì mũi


5. Rửa tay đúng cách: Mẹ có thể bắt đầu dạy bé từ 12 tháng tuổi bằng cách giữ bé và để con tự chà tay dưới vòi nước.

Trong kỹ năng sống này, mẹ cần sớm dạy con con cách phân biệt biệt giữa vòi nước nóng và lạnh, điều chỉnh dòng chảy của nước, sử dụng nước rửa tay, làm xà phòng bánh, tạo bọt…

6. Lau chùi đồ dùng cá nhân: bắt đầu từ khoảng 18 tháng - 2 tuổi

7. Đánh răng: từ khoảng 18 tháng - 2 tuổi

9. Lau chân hoặc tháo giày, cất giày trước khi vào nhà: từ khoảng 18 tháng đến 2 tuổi. (Với kỹ năng này, mẹ có thể thực hiện vài lần để bé nhìn và nhớ.

10. Đặt đồ vật đúng vị trí: trẻ em có thể đặt đồ vật đúng vị trí từ khoảng 2 tuổi

11. Chải tóc: từ khoảng 2 tuổi

12. Mặc và cởi quần áo: ít nhất là khi 2 tuổi

13. Tự xỏ giày: từ khoảng 2 tuổi


14. Tự làm một số đồ ăn đơn giản: bóc vỏ chuối, bóc vỏ hạt lạc, mở gói mì tôm... bắt đầu từ khoảng 2 tuổi.

15. Cất/ gấp quần áo đã mặc: từ khoảng 2-3 tuổi .

16. Khóa và mở cửa: từ 2 đến 3 tuổi.

17. Kẹp chặt bút chì hoặc bút chì màu: từ khoảng 3 tuổi

18. Dọn dẹp đồ chơi: từ 2-3 tuổi

19. Thu dọn một số vật dụng đơn giản sau bữa ăn như khăn giấy, nồi cơm, rác: từ khoảng 3 tuổi.

20. Rửa một số đồ dùng đơn giản như chén, đũa: từ khoảng 3 tuổi.

21. Tự chuẩn bị giường ngủ: từ khoảng 4 tuổi.


22. Tự cài khóa áo: từ khoảng 4 tuổi.

Không Muốn Con Nên Ngừng Ngay Những Việc Sau
Thế nào là 1 đứa trẻ hư?
Nếu 1 ngày, trong lúc đang đi siêu thị và bé đòi mua đồ chơi nhưng mẹ không đồng ý, liệu bạn có lo sợ cảnh tượng bé dậm chân, khóc lóc đòi mua bằng được sẽ xảy ra? Nhưng nếu đồng ý và đáp ứng bé, bạn có lo lắng con sẽ trở thành 1 đứa trẻ hư, chỉ biết đòi hỏi?

Để trả lời cho câu hỏi này, bà Christopher Franz A. Carandang, giáo viên tâm lý học Đại học Diliman (Philippines) giải thích: “Thuật ngữ trẻ hư được sử dụng để mô tả những em bé luôn luôn đưa ra yêu cầu, đòi hỏi ở người khác nhưng bản thân lại không tự cố gắng, nỗ lực để có được thứ mong muốn”. Còn nhà tâm lý học về trẻ em và trẻ vị thành niên Maria Celina H. Germar (công tác tại trung tâm y tế UERM, Philippines) cho rằng: “Trẻ hư là khi trẻ có hành vi phản ứng như tức giận, rên rỉ, khóc lóc, đòi hỏi quá mức bất cứ khi nào không có được thứ trẻ muốn”.

Một số hành động của cha mẹ làm con hư hơn (Ảnh minh họa).


Nếu trẻ không được điều chỉnh hành vi thì hậu quả sẽ vô cùng to và ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Theo Tiến sĩ Germar “Nếu không được điều chỉnh kịp thời, trẻ có xu hướng tiếp tục “hư” hơn khi trưởng thành, không có trách nhiệm với bản thân và tự điều chỉnh cuộc sống theo hướng tích cực. Đối với các mối quan hệ xung quanh, trẻ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc nhận biết và dung hòa nhu cầu của bản thân và của mọi người”.

Cha mẹ cần dừng ngay những việc làm sau

Để giúp con khắc phục những thói hư này, chính cha mẹ cũng cần nhìn lại mình vì nguyên nhân sâu xa khiến trẻ hư là do người lớn đã tạo điều kiện cho hành vi hư của trẻ phát triển. Cha mẹ cần nhận biết các hành động của mình chính là đang hại con và làm con hư hơn, cụ thể như sau:

1. Quá dễ dãi khi thưởng quà cho con
Heidi Murkoff, tác giả cuốn What to Expect When You’re Expecting series (Tạm dịch: Bạn thực sự muốn gì trong số những điều bạn đang muốn) chỉ ra hành động tai hại mà cha mẹ thường làm đó là thỏa mãn con bằng cách “hối lộ” quà mỗi khi bé vâng lời cha mẹ. “Hành động này gây tâm lý “đòi quà” và ảnh hưởng đến hành vi sau này của trẻ”. Nếu cha mẹ không thưởng quà hay “hối lộ” gì cho bé nữa, bé tất nhiên sẽ không nghe lời và làm theo yêu cầu của cha mẹ.
Thay vào đó, cha mẹ hãy điều chỉnh lại chính hành động của mình để tạo tâm lý sẵn sàng hành động, suy nghĩ và hành vi tích cực ở trẻ, không dùng phần thưởng để dụ dỗ trẻ.

2. Không áp dụng kỉ luật cần thiết
Có thể khi bé làm sai, cha mẹ vì quá thương con mà không nỡ phạt con. Đôi khi chính tình thương này lại làm bé hư hơn. Trong buổi trả lời phỏng vấn với tờ ABC News, Denise Schipani (tác giả cuốn “Mean Moms Rule”: Kỉ luật trẻ hư hôm nay sẽ tạo ra những đứa trẻ ngoan cho ngày mai) cho biết: “Cha mẹ cần bình tĩnh và kiên định mỗi khi kỉ luật trẻ” vì hình thức kỉ luật cũng là 1 phương pháp dạy cho trẻ nhận ra sai phạm và cần điều chỉnh hành vi.

Hãy dạy trẻ nói ra cảm xúc của mình và tìm cách vượt qua nó (Ảnh minh họa).



3. Giúp con che giấu cảm xúc
Hành động này cũng góp phần làm bé không nhận biết được cảm xúc thực của bản thân và ảnh hưởng của nó. Khi trẻ bắt đầu tức giận vì không có được món đồ yêu thích hoặc được làm điều trẻ muốn, cha mẹ có thể khơi gợi và dẫn dắt để bé nói ra nguyên nhân và cảm xúc của bản thân “Mẹ biết con đang bực bội vì không muốn đi ngủ. Con nói cho mẹ nghe vì sao con lại thấy khó chịu và không muốn đi ngủ?”.
Theo Tiến sĩ Laura Padilla-Walker (Giám đốc Trường Family Life – thuộc Đại học Brigham Young, Mỹ): “Trẻ cần được biết cảm xúc tức giận, buồn chán, khó chịu của bản thân và học cách vượt qua để thấy thoải mái hơn”.

Dạy con cách ứng xử từ những việc nhỏ nhất (Ảnh minh họa).


4. Không để con làm việc nhà

Cha mẹ cũng cần chia sẻ việc nhà cùng bé để bé hiểu không phải mọi thứ tự dưng đều có sẵn và có người làm cho mình. Bé được giao việc, đặc biệt ngay từ khi còn bé, sẽ là một cách tuyệt vời để khuyến khích con biết suy nghĩ, quan tâm đến người khác mà không phải lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân. Để bé được tham gia làm việc nhà sẽ khuyến khích sự độc lập, ý thức trách nhiệm, đồng cảm và tính tự lực ở trẻ.

Làm việc nhà là một cách tuyệt vời để khuyến khích con biết suy nghĩ, quan tâm đến người khác (Ảnh minh họa).


5. Không dạy con về cách ứng xử

Phong cách ứng xử không chỉ là nói lời “Xin lỗi”, “Cảm ơn”, “Xin vui lòng” mà đó còn là cách thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, đồng cảm và đối xử tử tế với mọi người. Tuy nhiên, Tiến sĩ – Bác sĩ Nhi khoa William Sears – người đã từng có nhiều năm kinh nghiệm với vị trí Trưởng khoa Nhi bệnh viện Toronto (Mỹ) cho biết: “Cha mẹ nên hưỡng dẫn con nói “xin vui lòng”, “làm ơn” và coi đó là cách nói chuyện văn minh, lịch sự chứ không phải chỉ khi nào cần xin thứ bé muốn thì mới nói vậy.”

Theo phunugiadinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét